Cách ngắm linh vật rồng bay chỉ có ở đường hoa Nguyễn Huệ tết năm nay
Ngày 14.1, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, về tội nhận hối lộ.Nhiều cấp dưới của ông Thái ở NXB Giáo dục Việt Nam bị truy tố về tội vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Lê Hoàng Hải, cựu Phó tổng giám đốc; Phạm Gia Thạch, cựu Kế toán trưởng; Nguyễn Thị Thanh Thủy và Đinh Quốc Khánh, cựu Trưởng ban và Phó trưởng ban Kế hoạch marketing.Cùng vụ án còn có bị cáo Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng; Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty giấy Minh Cường Phát, bị truy tố tội đưa hối lộ.Hồ sơ vụ án cho thấy, mua giấy in sách giáo khoa là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục Việt Nam, sử dụng từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh.Trước năm 2017, đơn vị này áp dụng hình thức "chào giá". Đến năm 2017, khi được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của NXB Giáo dục Việt Nam, ông Thái chỉ đạo mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định, nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.Quá trình thực hiện các gói thầu với tổng giá trị hơn 452 tỉ đồng, ông Thái bị cáo buộc nhận hối lộ của 2 nhà thầu là Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty giấy Minh Cường Phát với tổng số tiền lên tới 24,9 tỉ đồng.Trong số này, năm 2017, Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 3 gói thầu với tổng trị giá hơn 282 tỉ đồng. Bị cáo Tô Mỹ Ngọc mang 3 tỉ đồng bay từ TP.HCM ra Hà Nội gặp ông Thái để cảm ơn vì đã giúp công ty trúng thầu.4 năm tiếp theo, từ 2018 - 2021, Công ty Phùng Vĩnh Hưng tham gia và trúng thêm 10 gói thầu. Bà Ngọc định kỳ mỗi năm đến phòng làm việc của ông Thái 1 lần, đưa hối lộ mỗi lần 4 tỉ đồng. Nhận tiền, ông Thái đều cất vào két sắt trong phòng làm việc của mình. Tết các năm 2018 - 2022, bà Ngọc đều cảm ơn ông Thái 200 triệu đồng.Tổng số tiền ông Thái bị cáo buộc nhận từ bà Ngọc là 20 tỉ đồng, để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 13 gói thầu, tổng trị giá hơn 2.100 tỉ đồng.Trong khi đó, từ năm 2017 - 2020, bị cáo Nguyễn Trí Minh cũng đưa hối lộ tổng số tiền 4,9 tỉ đồng cho ông Thái, để Công ty Minh Cường Phát trúng nhiều gói thầu. Những lần đưa, nhận tiền hối lộ chỉ có 2 người trong phòng, ông Thái đều cất tiền vào két sắt và sử dụng chi tiêu cá nhân.Mẹ đơn thân chạy Grab nuôi mẹ già cùng 2 con: 'Tôi thích đi trong mưa vì…'
Theo báo Ukrainskaya Pravda đưa tin hôm 4.2, các tướng lĩnh Ukraine được cho là đang tìm cách chuyển khoảng 50.000 quân nhân sang bổ sung cho lục quân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng ở tiền tuyến.Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với ước tính trước đó được công bố vào tháng trước.Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi đã thừa nhận khó khăn trong việc huy động tân binh, sau khi một phi công Ukraine phàn nàn rằng hàng chục chuyên gia lành nghề từ không quân đang được tái điều động sang bộ binh. Kyiv ước tính có khoảng 500.000 người đang trốn quân dịch và hơn 100.000 lính nghĩa vụ đã đào ngũ.Các kênh truyền thông Ukraine trước đây đưa tin tướng Syrskyi đã ra lệnh điều động khoảng 5.000 quân nhân từ không quân sang bổ sung cho lục binh.Tuy nhiên, bài báo mới trên tờ Ukrainskaya Pravda tuyên bố ông Syrskyi đã ban hành kế hoạch rộng hơn liên quan tất cả các binh chủng. Mục tiêu là điều chuyển 50.000 quân nhân sang lực lượng lục quân. Theo bài báo, con số này tương đương khoảng 20% số quân Ukraine đang bố trí ở tiền tuyến.Sau khi xung đột với Nga bùng nổ vào năm 2022, các chỉ huy quân đội Ukraine đã triển khai ngày càng nhiều tài xế, đầu bếp và nhân viên y tế ra tuyến đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự.Tuy nhiên, hoạt động này cũng dẫn đến việc dùng người sai mục đích, vì một số sĩ quan có thể lợi dụng điều này như một hình thức kỷ luật không chính thức hoặc một cách để loại bỏ các mối đe dọa đối với quyền lực hoặc hoạt động tham nhũng của chính họ.Việc điều động này còn gây ra phản kháng từ chính binh lính. Bài báo dẫn lời một chỉ huy lữ đoàn kể rằng khi ông muốn cử 30 thành viên từ một đại đội tình báo đến tăng cường cho một vị trí yếu kém, thì 3 người từ chối và 27 người còn lại đào ngũ.Các tướng lĩnh tìm cách điều sang lực lượng bộ binh các thợ lặn, nhân viên hành chính và những binh sĩ không thiết yếu trong việc vận hành các tổ hợp phòng không do phương Tây cung cấp như Patriot.Ukrainskaya Pravda bình luận rằng những biện pháp như vậy có khả năng làm suy yếu năng lực của các binh chủng.Vào tháng 7.2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực cuối cùng sẽ gây ra gây thiệt hại nặng cho quân đội Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài. Ông cho biết không có lượng vũ khí nào do phương Tây viện trợ có thể bù đắp được cho những tổn thất mà lực lượng Ukraine phải gánh chịu.
Xe tải lớn vượt ẩu tại khúc cua, suýt gây tai nạn liên hoàn
Những người Việt và Hàn Quốc nói trên bị bắt vào tối 15.1 với cáo buộc vi phạm một đạo luật ưu đãi nhập cảnh đặc biệt nhằm phát triển du lịch trên đảo Jeju, theo báo Korea JoongAng Daily.Những công dân Việt Nam, gồm 7 nam và 4 nữ, đã bị bắt giữ khi đang trốn trong một chiếc xe tải chở hàng 5 tấn tại cầu tàu thứ sáu của cảng Jeju, nhằm tìm cách lên một con tàu dự kiến chạy đến huyện Wando thuộc tỉnh Nam Jeolla của Hàn Quốc, theo lực lượng tuần duyên Jeju.Họ bị tình nghi nhập cảnh vào Jeju bằng chương trình miễn thị thực nhưng với mục đích trốn đến những khu vực khác của Hàn Quốc để làm việc. Lực lượng tuần duyên Jeju đang điều tra lộ trình nhập cảnh chính xác của họ vào Jeju và những chi tiết liên quan.Jeju vận hành một chương trình miễn thị thực cho phép công dân nước ngoài lưu trú trên đảo tối đa 30 ngày mà không cần thị thực, nhằm thúc đẩy ngành du lịch. Tuy nhiên, những cá nhân nhập cảnh theo hệ thống này chỉ được ở Jeju và không được phép đi đến các khu vực khác của Hàn Quốc, theo Korea JoongAng Daily.
Tại chuyến công tác, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã đến thăm giảng đường và các lớp học, trực tiếp trao đổi với giảng viên, sinh viên trường về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Bộ trưởng đã thăm phòng truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh và căn dặn lãnh đạo nhà trường học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo Bộ trưởng về các thành tựu của trường trong đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, UTH đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng với các lĩnh vực trọng điểm về giao thông vận tải như đường sắt tốc độ cao, logistics, vận tải biển... UTH tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao.Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ quy định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nhà trường là đơn vị tiên phong trong thực hiện kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, giai đoạn 2020 đến nay, Nhà trường đã giảm được 11 đầu mối bên trong (từ 39 đầu mối tinh gọn còn 28 đầu mối) đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%. Ngoài ra, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên thực hiện việc giải thể 45 Bộ môn chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo kiểu mới (Giám đốc, Quản lý chương trình đào tạo) theo hướng hiện đại, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học hiện nay. Thông qua đó, Hiệu trưởng cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đánh giá cao về sự phát triển nhanh, chất lượng của UTH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng ấn tượng với cơ sở vật chất và môi trường dạy học chuyên nghiệp của Nhà trường.Bộ trưởng khuyến khích trường tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các ngành nghề cốt lõi, đặc biệt đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, ứng dụng tự động hóa.Bộ trưởng đề nghị giảng viên trường phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bài giảng cho sinh viên. Sinh viên UTH ra trường có kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhà trường cũng cần ưu tiên các ngành nghề đang yêu cầu cao về nguồn nhân lực như: đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, logistics; mở rộng tư duy, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học.Để các công tác này đạt hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị nhà trường tiếp tục đoàn kết nhằm đạt các mục tiêu đề ra, nâng tầm hơn nữa thương hiệu nhà trường để UTH trở thành đơn vị hàng đầu trong công tác đào tạo trong lĩnh vực giao thông tại phía Nam cũng như cả nước. Đối với một số đề xuất, kiến nghị về cơ sở vật chất, mặt bằng, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, Bộ cũng sẽ sớm làm việc với các đơn vị chức năng, địa phương để hỗ trợ, giải quyết các kiến nghị của nhà trường.Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương phát biểu cảm ơn khi được đón tiếp Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại Trường. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cam kết tiếp tục đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giao thông vận tải và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.
Sữa đậu nành - giải pháp dinh dưỡng thời hiện đại
Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), cho biết thời nay gặp thần tượng để xin chụp ảnh, xin chữ ký là "chuyện đã xưa" rồi. "Trend (xu hướng – PV) hot nhất chính là nhờ nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm để… làm chuông báo thức", Quỳnh Anh kể.Theo Quỳnh Anh, mới đây trong một buổi giao lưu với đoàn làm phim của một bộ phim đang hot, cô cùng bạn bè có dịp gặp gỡ diễn viên Võ Tấn Phát và nữ sinh này đã nhanh chóng đề nghị: "Anh ơi, anh nói gì để em làm chuông báo thức đi anh". Đáp lại, nam diễn viên cầm điện thoại và thực hiện yêu cầu của người hâm mộ."Em đã cài đặt phần ghi âm đó làm chuông báo thức mỗi buổi sáng. Cứ 5 giờ 30 phút sáng là điện thoại phát lên giọng của diễn viên Võ Tấn Phát: "Dậy em ơi, trời ơi ngủ hoài" làm em bừng tỉnh", Quỳnh Anh kể.Trong buổi giao lưu nói trên, Đỗ Thúy Vy (24 tuổi), ngụ ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) cũng may mắn được diễn viên Võ Tấn Phát cầm điện thoại ghi âm: "Vy ơi, dậy đi làm em ơi!". Vy kể: "Ngày trước, mình cài báo thức bằng âm thanh có sẵn trong điện thoại. Nhưng bây giờ, mình đã thay đổi thành giọng... réo gọi của diễn viên Võ Tấn Phát".Nhiều người trẻ cũng cho biết họ thức dậy mỗi ngày từ những "máy báo thức… chạy bằng cơm", nghĩa là giọng của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ tận dụng cơ hội gặp người nổi tiếng, bên cạnh việc xin chữ ký làm kỷ niệm, hay chụp ảnh cùng để đăng lên mạng xã hội… thì còn mong mỏi "ghi âm câu gì để em cài làm báo thức đi anh", "anh nói câu gì gọi em dậy đi anh"…Việc dùng tiếng gọi của người nổi tiếng làm chuông báo thức đã và đang là "trend" hiện nay khi ngày càng có nhiều nghệ sĩ vui vẻ chiều lòng người hâm mộ.Như đạo diễn, diễn viên Huỳnh Lập vừa ký tặng người hâm mộ, vừa nhân tiện nói lớn để khán giả ghi âm câu: "Dậy đi, dậy đi làm đi, ngủ hoài, ngủ hoài", "Dậy đi, đi làm lụng kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ kìa, ngủ hoài đi à".Hay diễn viên Quốc Anh khi tham gia trào lưu này đã nói câu: "Em ơi dậy đi em ơi, 24 giờ một ngày em ngủ còn nhiều hơn là em thức đấy, dậy đi em ơi" để đáp lại yêu cầu của người hâm mộ.Khá nhiều nghệ sĩ từng tham gia chương trình "Anh trai say hi" như: Quang Hùng MasterD (tên thật Lê Quang Hùng), Captain Boy (Hoàng Đức Duy), Rhyder (Nguyễn Quang Anh), Dương Domic (Trần Đăng Dương), Hải Đăng Doo (Đỗ Hải Đăng), Pháp Kiều (Nguyễn Thiện Pháp)… cũng thực hiện những câu với nội dung đề nghị thức dậy, nhằm để người hâm mộ làm chuông báo thức.Một số người trẻ không có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với nghệ sĩ, đã "bắt trend" này, hưởng ứng bằng cách lưu lại âm thanh trên TikTok để cài đặt vào điện thoại."Mình chờ có cơ hội được gặp Sơn Tùng M-TP và Hieuthuhai để nhờ các anh ấy ghi âm, cài làm báo thức. Còn hiện tại, mình lưu lại mấy âm thanh có sẵn trên TikTok để làm chuông báo thức. Như vào ngày thứ 2 mình cài âm thanh từ giọng của Hải Đăng Doo, ngày thứ 3 mình để âm thanh là tiếng gọi của Captain Boy… Mỗi ngày được một ca sĩ nổi tiếng gọi dậy", Lê Thị Thảo Nhi, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể.Một trong những câu gọi dậy được dân mạng đánh giá là "dễ thương nhất quả đất" là từ ca sĩ Nicky (tên thật Trần Phong Hào) khi anh đã ghi âm đoạn: "Dậy đi học đi, nhanh lên, muộn rồi kia kìa! Dậy đi!". Còn giọng gọi được nhận xét "nghe là phải bật dậy ngay" là của Jsol (Nguyễn Thái Sơn) khi nam ca sĩ nói thật to: "Dậy đi! Ngủ hoài! Dậy!".Sau mỗi ngày, những nghệ sĩ tham gia trào lưu gọi người hâm mộ dậy càng nhiều hơn. Khi hiện nay đã xuất hiện thêm những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như: Duy Khánh, Anh Tú, Diệu Nhi… Cùng với đó là nhiều TikToker, streamer cũng "đu trend".Đặng Bảo Thy, học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho hay: "Từ năm 2021 đã xuất hiện clip gọi người hâm mộ thức dậy. Một trong những người khởi xướng là nam ca sĩ Kim Taehuyng, thành viên của nhóm nhạc BTS, Hàn Quốc. Trong một clip tương tác với người hâm mộ, Kim Taehuyng nói với giọng nhẹ nhàng một câu có nghĩa là: "Dậy thôi nào! Cậu mà ngủ như vậy là trễ đó. Nhanh đi học thôi! Let's go!". Cho đến nay, trào lưu này mới gây sốt mạng xã hội ở Việt Nam, nhanh chóng được cả giới nghệ sĩ lẫn người trẻ yêu thích".